CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT PCCC AN BÌNH
Những điều quan trọng trong thiết kế, thi công PCCC
Thiết kế của bất kỳ hệ thống phòng cháy chữa cháy nào cũng là một dự án chặt chẽ, chính xác, khoa học, phù hợp, tiết kiệm.Và đặc biệt phải hòa hợp với các hệ thống khác trong cùng toàn nhà.
Các hệ thống phòng cháy chữa cháy rất phức tạp và khác nhau đối với mọi tòa nhà. Mỗi hệ thống được thiết kế áp dụng cho một toàn nhà đang cải tạo hay một tòa nhà mới hoàn toàn thì đều phải được thiết kế phát triển với các mục tiêu cụ thể là đảm bảo phòng cháy chữa cháy hiệu quả.
Lưu ý: Quy trình thiết kế hệ thống PCCC nên là một quy trình tổng thể cho cả khi bạn xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp tòa nhà. Chủ đầu tư, quản lý, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu và nhà tư vấn đều cần tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hiểu đầy đủ các vấn đề và mối quan tâm của tất cả các bên khác nhau để tránh ảnh hưởng tới các hệ thống khác trong cùng tòa nhà.
Khi thiết kế thi công PCCC, chúng ta phải hết sức chú ý tới việc tuân thủ các quy định của pháp luật về PCCC. Các yêu cầu, quy định này xuất phát từ thực tế và là tiêu chuẩn để đánh giá hệ thống PCCC có đạt yêu cầu an toàn hay không.
Trong quá trình thiết kế, các mục tiêu của hệ thống phòng cháy chữa cháy luôn được xác định rất cụ thể đó là :
☑ Đảm bảo an toàn cho tính mạng con người.
☑ Đảm bảo giảm thiểu tối đa thiệt hại tài sản khi có sự cố.
☑ Đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, liên tục, không ảnh hưởng tới sinh hoạt và kinh doanh.
Một nhà kho hoặc kho lưu trữ sẽ có các yêu cầu PCCC khác với tòa nhà văn phòng nhiều người thuê. Chính vì vẫy sẽ không có một bản thiết kế phòng cháy chữa cháy nào giống nhau giữa các công trình.
Một hệ thống PCCC là tổng hợp của các hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy liên kết lại. Nó hoạt động tuần hoàn, kết nối chặt chẽ với nhau. Mặc dù có thiết kế khác nhau giữa các công trình, nhưng cơ bản sẽ bao gồm một hoặc tất cả các hệ thống sau:
Hệ thống báo cháy sẽ giúp bạn cảnh báo sớm khi có nguy cơ cháy xảy ra. Nó cũng có thể báo theo từng địa chỉ hoặc khu vực có cháy cụ thể. Để từ đó chúng ta có thể dập tắt đám cháy khi mới phát sinh bằng các thiết bị PCCC cơ bản như bình chữa cháy cá nhân. Hệ thống báo cháy là một dây chuyền liền mạch với nhau từ báo cháy tư đông, báo cháy bằng tay tới trung tâm báo cháy, đi kèm là các loa báo cháy, đèn thoát nạn, loa hướng dẫn thoát nạn,...Hệ thống cảnh báo cháy thường có 3 bộ phận cơ bản:
☑ Tủ trung tâm báo cháy là nơi hiển thị những thông tin liên quan đến trạng thái hoạt động của hệ thống. Khi có báo động hoặc có lỗi kỹ thuật, nó báo cho biết nơi nào đã xảy ra sự cố có cháy nổ, nhờ đó con người có thể nhanh chóng chọn biện pháp ứng phó thích hợp.
☑ Thiết bị đầu vào là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng liên quan đến sự cháy (nhiệt độ tăng, khói, tia lửa, ánh sáng,…) bao gồm: cảm biến nhiệt, cảm biến khói và nút nhấn kích hoạt báo cháy.
- Thiết bị cảm biến khói là thiết bị tự động nhận biết có khói giúp ta phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra như cháy nổ và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy để kích hoạt báo động. Thiết bị cảm biên này được sử dụng nhiều vì chi phí thấp, hoạt đông 24/24, lắp đặt được ở nhiều nơi và dễ bảo trì. Đây là những thiết bị mà bạn thường hay bắt gặp trong nhà ở hoặc các căn hộ, nhà xưởng,...
- Thiết bị đầu báo nhiệt là thiết bị báo cháy hoạt động dựa trên nhiệt độ của môi trường xung quanh. Khi nhiệt độ của môi trường tại nơi lắp đặt thiết bị tăng lên và đạt đến mức độ xác định, ứng với ngưỡng đã được chỉ định cho đầu báo cháy nhiệt thì thiết bị sẽ gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy.
- Nút ấn báo cháy là một trong những thiết bị đơn giản nhưng quan trọng của hệ thống báo cháy. Nó rất dễ sử dụng, thường được lắp đặt trên tường, ngang với tầm mắt người trưởng thành.
☑ Thiết bị đầu ra nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và có tính năng phát đi các thông tin bằng âm thanh (chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng (đèn) giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra.
- Chuông báo cháy là một loại thiết bị có khả năng phát ra âm thanh to và rõ khi có đám cháy xảy ra. Chuông báo cháy là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống báo cháy. Mục đích là để thông báo cho những người xung quanh biết được sự cố đang xảy ra. Có phương án xử lý, di tản kịp thời.
- Đèn báo cháy là một trong những thiết bị đầu ra của hệ thống báo cháy. Thiết bị này sẽ phát ra ánh sáng tín hiệu cảnh báo về sự cố hỏa hoạn mỗi khi công tắc khẩn cấp hoạt động. Điều này giúp báo động cho những người xung quanh biết có sự cố xảy ra để tìm lối thoát nạn hoặc xử lý nhanh chóng nhất.
Quy định bắt buộc với hệ thống báo cháy
+ Tín hiệu cảnh báo giúp người nhận tín hiệu kịp thời thoát nạn để bảo toàn tính mạng và tài sản. Người chịu trách nhiệm nhanh chóng xác định vị trị để sử dụng thiết bị, hệ thống chữa cháy nhằm dập tắt đám cháy kịp thời.
+ Các thiết bị trong hệ thống báo cháy được liên kế chặt chẽ với nhau. Nó gồm trung tâm báo cháy, hệ thống dây tín hiệu, đầu báo cháy các loại, nút nhấn khẩn, còi/loa báo cháy, đèn thoát nạn, loa hướng dẫn thoát nạn, các module liên động với các hệ thống khác, …
+ Hệ thống báo cháy phải đáp ứng chức năng tự động đóng cửa chống cháy, thu hồi thang máy về tầng trệt khi có tín hiệu báo cháy, nhận diện và giám sát các hoạt động cụ thể được cài đặt như van hoặc thiết bị kèm công tắc giám sát, mở van hệ thống phun nước.
+ Hệ thống báo cháy được kết nối với hệ thống thông gió, điều hướng, thoát khói và hệ thống điều áp cầu thang của tòa nhà quy định phải lắp các hệ thống này.
B. Thiết kế, thi công hệ thống chữa cháy
Dưới đây là một số hệ thống chữa cháy mà các nhà thiết kế thi công PCCC thường áp dụng cho các công trình PCCC. Tùy theo từng công trình, công năng tòa nhà mà lắp đặt một hoặc nhiều hệ thống khác nhau. Mỗi hệ thống PCCC có nhưng ưu và nhược điểm riêng nên cần thiết kế sao cho phù hợp với công năng sử dụng của công trình.
☑ Hệ thống chữa cháy Sprinkler: là loại hệ thống dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy, tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước (68℃, 79℃, 93℃, 112℃). Hệ thống có thể tự động kích hoạt hoặc được kích hoạt bằng tay tại nơi đặt trung tâm cháy. Các ứng dụng của hệ thống này phù hợp với các toà nhà cao tầng, nhà xưởng, công trình,… Đặc biệt là hệ thống này không phù hợp cho lắp đặt các khu vực phòng máy chủ IT hoặc những sản phẩm có đặc tính hư hại nhiều khi gặp nước.
Ưu điểm của hệ thống chữa cháy Sprinkler: hệ thống lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng, không tốn nhiều chi phí như các hệ thống chữa cháy chuyên dụng khác. Hê hống dễ bảo trì, chi phí thấp nên được nhiều đơn vị nhà xưởng lắp đặt.
Khi phun vào khu vực có cháy, aerosol giữ vai trò là một chất trung gian, tác động và phản ứng với những gốc hóa học trong quá trình cháy (hydrogen, oxygen, và hydroxyls).
Hệ thống chữa cháy sol khí là hệ thống không áp lực, dễ dàng lắp đặt, hiệu quả chữa cháy cao, chi phí thấp so với hệ thống khí sạch và CO2.
Chúng được ứng dụng tại những nơi hiểm họa cháy cao, sẽ phun khí chữa cháy vào tận những nơi khó ra vào để chữa cháy bằng phương pháp thủ công. Ví dụ như phòng đặt máy móc, thiết bị, máy biến thế, turbines, máng dầu và hóa dầu, thiết bị xử lý trong nhà máy luyện kim, khu giao nhận hàng tại kho, tại cảng, dây chuyền phun sơn tại nhà máy, kho nguyên liệu dễ cháy…
☑ Hệ thống chữa cháy bọt:
Hệ thống chữa cháy bọt (foam) khi được kích hoạt sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt. Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam hiện nay được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại. Đối với loại foam giãn nở cao thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng hóa và chỉ trong một thời gian ngắn cả nhà kho đều trở lại bình thường.
Hệ thống foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ, được chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hữu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa cháy. Bọt cô đặc là một chất đối chọi với xăng dầu. Mặc dù nó có cùng chung tiêu chuẩn, tuy nhiên, mỗi loại bọt - protein và fluoroprotein - có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích hợp hoặc kém thích hợp hơn đối với từng hiện trường cụ thể. Đầu phun bọt có thể là đầu sprinkler, spray, nozzle, monitor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator, tùy theo hệ thống foam được dùng.
C. Duy trì bảo trì hệ thống PCCC: Ngoài các thành phần thực sự tạo nên một hệ thống chống cháy tích hợp, còn có một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến thiết kế - bảo trì PCCC. Không nên lắp đặt một hệ thống mà bạn không thể thường xuyên bảo trì PCCC. Thiết kế và cài đặt một hệ thống PCCC là một chuyện, còn để nó hoạt động ổn định lại là một điều khác. Nhiều hệ thống PCCC hiện đại trở nên quá khó khăn hoặc quá phức tạp để duy trì. Nếu không được bảo trì đúng cách, hệ thống sẽ hoạt động bình thường không được ổn định.
Các cơ sở bắt buộc phải lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định danh mục cơ sở phải lắp hệ thống PCCC. Vậy nên nếu bạn là nhà dân sinh, dưới 5 tầng sẽ không phải có thiết kế về PCCC. Nhưng để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho chủ công trình thì bắt buộc phải trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy cá nhân như: tủ trung tâm báo cháy, đầu báo khói, nhiệt, đèn báo cháy, chuông báo cháy và các loại bình chữa cháy cho phù hợp. Ngoài ra còn có phương án thoát hiểm. Việc này không phải là bắt buộc mà là ý thức tự giác mang an toàn đến cho chính gia đình mình khi trang bị thiết bị PCCC.
Cải tạo công trình có phải thay đổi thiết kế PCCC?
Theo quy định tại khoản 2 điều 15 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi. Thì nếu bạn cải tạo công trình mà trước đó công trình khi bắt đầu xây có điều kiện bắt buộc có thiết kế PCCC. Thì giờ đây khi bạn cải tạo, thay đổi công năng công trình thì phải có thiết kế phòng cháy chữa cháy mới. Và được cơ quan chức năng có thẩm quyền duyệt phương án thiết kế và kiểm tra đúng, đủ, an toàn về PCCC cho công trình thì công trình mới thực hiện hoàn công và đưa vào sử dụng được. Việc cải tạo về nhà ở dân sự dưới 5 tầng không cần có thiết kế phòng cháy chữa cháy. Nhưng phải đảm bảo công tác chữa cháy với các trang bị báo cháy, chữa cháy, thoát nạn tại chỗ với tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy đơn giản và bắt buộc theo quy định chung.
Khi thiết kế một hệ thống phòng cháy chữa cháy, chúng ta hết sức lưu ý tới vấn đề hoạt động ngay lập tức của nó. Cháy nổ là bất chợt nên hệ thống phải chất lượng, phù hợp với công năng sử dụng của toàn nhà nên phải có thiết kế các hệ thống nhỏ đi kèm phù hợp. Ứng dụng công nghệ mới để sẵn sàng chủ động đối phó với các đám cháy khi mới phát sinh.
Ngoài việc có một thiết kế PCCC đạt chuẩn và hiệu quả, các đơn vị thiết kế cũng như chủ đầu tư cần quan tâm tới thiết bị dùng trong công trình phải có chất lượng tốt và phù hợp nhất. Lúc đó bạn cần tới một đơn vị cung cấp thiết bị PCCC Uy tín tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu của bạn.
Quý khách liên hệ hotline: 0903.235.627 để được tư vấn miễn phí và mua thiết bị PCCC nhé!