0903235627

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT PCCC AN BÌNH

NFPA 13: Các yêu cầu chung về lưu trữ hàng hóa (P1)

Chương này cung cấp các bước cần thiết để xác định hàng hóa, cách lưu trữ, chiều cao lưu trữ và khoảng trống

NFPA 13: Các yêu cầu chung về lưu trữ hàng hóa

20.1 Tổng quan.

Chương này cung cấp các bước cần thiết để xác định hàng hóa, cách lưu trữ, chiều cao lưu trữ và khoảng trống cũng như tiêu chuẩn bảo vệ kho hàng liên quan đến chương 21 đến chương 25.
20.1.1 Kho chứa hàng tạp và thấp tầng sẽ được bảo vệ theo các tiêu chuẩn trong Chương 4.

20.2 Bảo vệ kho hàng. Bảo vệ kho hàng sẽ theo các tiêu chuẩn sau:

(1) Xác định nhóm hàng hóa lưu trữ dựa theo mục 20.3 và 20.4.
(2) Xác định cách lưu trữ hàng hóa dựa theo mục 20.5
(3) Chiều cao hàng hóa, chiều cao tòa nhà và khoảng cách dựa theo mục 20.6
(4) Lập tiêu chuẩn bảo vệ chung cho tất cả các kiểu kho lưu trữ dựa theo mục 20.7 đến 20.15
(5) Lựa chọn hệ thống đầu phun và công nghệ thích hợp theo tiêu chuẩn (chương 21 đến 25)
(6) Thiết kế và lắp đặt hệ thống dưa theo phần còn lại đề cập trong tài liệu này.
>>> Xem thêm: Tại sao bạn nên chọn mua đầu phun Sprinkler HJX?

20.3 Phân loại hàng hóa

20.3.1 Phân loại hàng hóa và yêu cầu bảo vệ tương ứng sẽ được xác định dựa trên thành phần cấu trúc của mỗi kho hàng
20.3.1.1 Chủng loại và lượng vật liệu của hàng hóa và của bao bì sẽ được xem xét để phân loại hàng hóa.
20.3.1.2 Dữ liệu thí nghiệm phân loại hàng hóa của cơ quan nhà nước sẽ được dùng để phân loại hàng hóa.
20.3.2 Loại pallet
20.3.2.1 Tổng quát. Khi hàng hóa được xếp trên pallet, vật liệu pallet như gỗ, nhựa, thép, …sẽ được xem xét trong việc phân loại hàng hóa.
20.3.2.2 Pallet nhựa. Pallet có thành phần từ nhựa sẽ không xếp vào nhóm pallet gỗ và sẽ được nâng Phân lớp, việc xác định Phân lớp hàng hóa sẽ dựa vào mục 20.3.2.2.1 hoặc 20.3.2.2.2
20.3.2.2.1* Pallet nhựa không gia cường. Pallet nhựa không có pha gia cường
20.3.2.2.1.1 Với hàng hóa Phân lớp I đến Phân lớp IV, khi được xếp trên pallet làm từ nhựa polypropylene (PP) hoặc nhựa polyethylene mật độ cao (HDPE) thì xếp hạng Phân lớp hàng hóa tăng 1 bậc.
20.3.2.2.1.2 Pallet làm từ nhựa PP hoặc HDPE phải được đánh dấu để chỉ ra là loại pallet không pha gia cường.
20.3.2.2.2 Pallet nhựa có pha gia cường. Pallet làm từ nhựa kết hợp với vật liệu gia cường như thép, sợi thủy tinh)
20.3.2.2.2.1* với hàng hóa Phân lớp I đến Phân lớp IV, xếp trên pallet làm từ nhựa PP, HDPE có gia cường thì bậc nhóm Phân lớp của hàng hóa sẽ tăng thêm 2 bậc, trừ hàng hóa Phân lớp IV, khi đó hàng hóa Phân lớp IV sẽ được xếp vào nhóm hàng hóa nhựa Nhóm A không giãn nở đóng gói bằng carton.
20.3.2.2.2.2 Pallet sẽ được xếp vào loại pallet có pha gia cường nếu không có nhãn chỉ dấu thuộc loại không pha gia cường của nhà sản xuất.
20.3.2.2.3 Trường hợp hàng hóa nhựa Nhóm A sẽ không cần nâng bậc khi chúng xếp trên pallet nhựa.
20.3.2.2.4 Trường hợp đầu phun sương trần nhà K-16.8 trở lên và hàng hóa xếp trên pallet nhựa thì các yêu cầu ở mục 20.3.2.2.1 và 20.3.2.2.2.1 sẽ không được áp dụng.
20.3.2.3 Những yêu cầu ở các mục từ 20.3.2.2.1 đến 20.3.2.2.4 sẽ không áp dụng đối với những pallet không làm từ gỗ và nguy cơ cháy bằng hoặc thấp hơn pallet gỗ.
20.3.2.4 Với hàng hóa Phân lớp I đến Phân lớp IV, xếp trên pallet nhựa (khác gỗ, thép, PP, HDPE), Phân lớp của hàng hóa đó sẽ được xác định bằng các bài test của phòng thí nghiệm quốc gia hoặc nâng lên 2 mức Phân lớp.
20.3.2.5 Pallet gắn cố định trên hệ thống chuyển hàng. Trường hợp pallet đế phẳng dễ cháy dùng để chứa hàng Phân lớp từ I đến IV và chiều cao hàng hóa lên đến 25ft (7,6m), sử dụng đầu phun CMDA thì áp dụng các yêu cầu ở mục 21.4.1.4.2 (Xem Hình A.3.3.147.1.)
20.3.3 Thùng chứa hở phần trên. Thùng chứa có phần trên hở hoặc 1 phần mặt trên để hở và được sắp xếp sao cho nước từ đầu phun có thể phun vào hàng hóa chứa bên trong sẽ được xem xét bên ngoài phạm vi của các tiêu chuẩn ở các chương từ 21 đến 25.
20.3.4 Khối hàng bằng nhựa rắn (bọc carton hoặc để trần). Trường hợp khối hàng không bị rỗng và chỉ có thể bắt cháy phía bên ngoài thì cho phép giảm lượng nước thiết kế cần thiết đối với đầu phun CMDA. Xem bảng 21.3.3(a)
>>> >>> Xem thêm: Hệ Thống Sprinkler (P1)
20.4 Phân lớp hàng hóa
20.4.1 Phân lớp I: là hàng hóa không cháy và thỏa 1 trong các tiêu chuẩn sau: 
(1) Xếp trực tiếp trên pallet gỗ
(2) Chứa trong thùng carton 1 lớp gấp nếp, có hoặc không có vách ngăn giấy, có hoặc không có pallet.
(3) Được bọc bằng màng co hoặc giấy, có hoặc không có pallet
20.4.2* Phân lớp II: hàng hóa không cháy chứa trong thùng gỗ, thùng carton nhiều lớp giấy gấp lượng sóng, có hoặc không có pallet.
20.4.3* Phân lớp III
20.4.3.1 Hàng hóa phân lớp III là hàng hóa tạo hình từ gỗ, giấy, sợi tự nhiên hoặc nhựa nhóm C có hoặc không có hộp bằng giấy gỗ, có hoặc không có pallet.
20.4.3.2 Hàng hóa Phân lớp III có thể chứa giới hạn lượng nhựa nhóm A hay nhóm B (chứa 5% hoặc ít hơn nhựa rắn về khối lượng, 5% hoặc ít hơn nhựa xốp về thể tích).
20.4.3.3 Hàng hóa Phân lớp III chứa hỗn hợp cả nhựa xốp và rắn Nhóm A chứa trong thùng carton hay gỗ mỏng tuân theo Hình 20.4.3.3(a) hoặc để trần thì tuân theo Hình 20.4.3.3(b)
NFPA 13: Các yêu cầu chung về lưu trữ hàng hóa
NFPA 13: Các yêu cầu chung về lưu trữ hàng hóa
20.4.4 Phân lớp IV
20.4.4.1 Hàng hóa thuộc phân lớp IV (có hoặc không có pallet) thỏa 1 trong các tiêu chuẩn sau:
(1) Cấu tạo hoàn toàn hoặc một phần từ nhựa nhóm B
(2) Chứa loại nhựa free-flowing nhóm A (loại nhựa nhóm A kích thước nhỏ, dễ chảy, lăn, tràn ra sàn)
(3) Chứa trong thùng carton, thùng gỗ, thành phần có chứa 5%-15% về khối lượng nhựa rắn nhóm A
(4) Chứa trong thùng carton, thùng gỗ, thành phần có chứa 5%-25% về khối lượng nhựa xốp nhóm A
(5) Chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ, chứa hỗn hợp nhựa xốp và nhựa rắn nhóm A, theo mô tả của Hình 20.4.3.3(a)
(6) Để trần, chứa từ 5% đến 15% khối lượng nhựa rắn nhóm A
(7) Để trần, chứa hỗn hợp nhựa xốp và nhựa rắn nhóm A, theo mô tả Hình 20.4.3.3(b)
20.4.4.2 Phần vật liệu còn lại có thể là loại không cháy, gỗ, giấy, sợi tự nhiên, hoặc nhựa nhóm B hoặc C.
20.4.5* Phân loại nhựa, chất đàn hồi và cao su. Nhựa, chất đàn hồi và cao su sẽ được chia thành 3 nhóm A, B và C.
20.4.5.1 Nhóm A. Gồm các vật liệu sau:
(1) ABS (acrylonitrile-butadiene-styrene copolymer)
(2) Acetal (polyformaldehyde)
(3) Acrylic (polymethyl methacrylate)
(4) Butyl rubber
(5) Cellulosics (cellulose acetate, cellulose acetate butyrate, ethyl cellulose)
(6) EPDM (ethylene-propylene rubber)
(7) FRP (fiberglass-reinforced polyester)
(8) Natural rubber
(9) Nitrile-rubber (acrylonitrile-butadiene rubber)
(10) Nylon (nylon 6, nylon 6/6)
(11) PET (thermoplastic polyester)
(12) Polybutadiene
(13) Polycarbonate
(14) Polyester elastomer
(15) Polyethylene
(16) Polypropylene
(17) Polystyrene
(18) Polyurethane
(19) PVC (polyvinyl chloride — highly plasticized, with plasticizer content greater than 20 percent) (rarely found)
(20) PVF (polyvinyl fluoride)
(21) SAN (styrene acrylonitrile)
(22) SBR (styrene-butadiene rubber)
20.4.5.2* Nhựa nhóm A sẽ được chia thêm thành loại rắn hoặc xốp.
20.4.5.3 Hàng hóa được xếp vào loại nhựa xốp nhóm A là hàng hóa thỏa 1 trong các tiêu chuẩn sau (có hoặc không có pallet):
(1) chứa trong thùng carton, thùng gỗ, chứa hơn 40% thể tích nhựa xốp nhóm A
(2) để trần, chứa hơn 25% thể tích nhựa xốp nhóm A
20.4.5.4 Hàng hóa được xếp vào hàng hóa nhựa rắn nhóm A nếu thỏa 1 tron các tiêu chuẩn sau:
(1) chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ, chứa hơn 15% khối lượng nhựa rắn nhóm A.
(2) chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ, chứa 25% đến 40% thể tích nhựa xốp nhóm A.
(3) chứa trong thùng carton, thùng gỗ, chứa hỗn hợp nhựa nhóm A xốp và rắn, phù hợp với mô tả trong Hình 20.4.3.3(a)
(4) hàng để trần, chứa hơn 15% khối lượng nhựa rắn nhóm A.
(5) hàng để trần, chứa 5% đến 25% thể tích nhựa xốp nhóm A.
(6) hàng để trần, chứa hỗn hợp nhựa nhóm A xốp và rắn, theo mô tả ở Hình 20.4.3.3(b)
20.4.5.5 Phần vật liệu còn lại có thể là vật liệu không cháy, gỗ, giấy, sợ tự nhiên hoặc sợi tổng hợp, nhựa nhóm A, B, C.
20.4.6 Nhóm B. Những vật liệu sau được xếp vào nhóm B:
1) Chloroprene rubber
(2) Fluoroplastics (ECTFE — ethylene chlorotrifluoroethylene copolymer; ETFE — ethylene-tetrafluoroethylene-copolymer; FEP — fluorinated ethylene-propylene copolymer)
(3) Silicone rubber
20.4.7 Nhóm C. Những vật liệu sau được xếp vào Nhóm B:
(1) Fluoroplastics (PCTFE — polychlorotrifluoroethylene; PTFE — polytetrafluoroethylene)
(2) Melamine (melamine formaldehyde)
(3) Phenolic
(4) PVC (polyvinyl chloride — flexible — PVCs with plasticizer content up to 20 percent)
(5) PVDC (polyvinylidene chloride)
(6) PVDF (polyvinylidene fluoride)
(7) Urea (urea formaldehyde)
20.4.8 Hàng hóa nhựa sẽ được bảo vệ dựa theo Hình 20.4.8. (Xem Phần C.21.)
NFPA 13: Các yêu cầu chung về lưu trữ hàng hóa
20.4.8.1 Nhựa Nhóm B và nhựa free-flowing nhóm B sẽ được bảo vệ theo cách như đối với hàng hóa Phân lớp IV
20.4.8.2 Nhựa nhóm C sẽ được bảo vệ theo cách như đối với hàng hóa Phân lớp III
20.4.9 Lốp cao su. Lốp của phương tiện chở khách, máy bay, xe tải, máy nông nghiệp, xe cơ giới, xe buýt được bảo vệ như bảo vệ kho lốp cao su dựa theo các Chương 20 đến 25.
20.4.10 Phân loại giấy cuộn.
Phân loại giấy được mô tả trong mục 20.4.10.1 đến 20.4.10.1 đến 20.4.10.4 và được sử dụng để xác định tiêu chuẩn thiết kế cho hệ thống đầu phun trong các chương từ 20 đến 25
20.4.10.1 Phân lớp hạng nặng: giấy có trọng lượng cơ sở [khối lượng trên 1000ft2 (93m2)] là 20lb (9.1kg)
20.4.10.2 Phân lớp trung bình: giấy có trọng lượng cơ sở [khối lượng trên 1000ft2 (93m2)] từ 10lb đến 20lb (4.5kg đến 9.1kg).
20.4.10.3 Phân lớp nhẹ: giấy có trọng lượng cơ sở [khối lượng trên 1000ft2 (93m2)] 10lb (4.5kg)
20.4.10.4 Giấy lụa.
20.4.10.4.1 Giấy lụa là loại có kết cấu rất mỏng, đôi khi có thể nhìn xuyên thấu.
20.4.10.4.2 Trong tài liệu này, giấy lụa là những giấy mềm, thấm hút tốt không quan tâm đến trọng lượng cơ sở, cụ thể là giấy kếp, giấy vệ sinh gồm giấy lụa, tả giấy, giấy nhà tắm.
20.4.11 Linh kiện xe bằng nhựa.
Linh kiện xe bằng nhựa nhóm A và vật liệu đóng gói, nhựa lót nhóm A, bảng công cụ, cảng nhựa được bảo vệ theo mô tả trong chương 23
20.4.12 Hàng nhựa nhóm A trưng bày hoặc lưu trữ trong thùng carton. Sản phẩm nhựa Nhóm A và hàng hóa Phân lớp I đến IV cùng với khu bán hàng sẽ được bảo vệ theo quy định trong chương 20 đến 23
20.4.12.1 Cotton đóng kiện. Sợi tự nhiên được đóng gói và bó chặt bằng vật liệu công nghiệp, thường là gồm bao tải, vải dệt PP/PE, và bó chặt bằng đai thép/đai tổng hợp, …sẽ được bảo vệ theo cách bảo vệ cotton đóng kiện (theo Chương 21- Bảng A.3.3.13)
20.4.13 Lưu trữ bằng hộp hồ sơ carton. Hàng hóa Phân lớp III gồm phần lớn hộp hồ sơ làm từ bìa carton cứng sẽ được bảo vệ như cách bảo vệ hộp hồ sơ carton (Chương 21, 23)
20.4.14 Hàng hóa hỗn hợp
20.4.14.1 Những yêu cầu bảo vệ sẽ không dựa vào hỗn hợp hàng hóa ở khu vực cháy
20.4.14.2 Trừ khi các yêu cầu mục 20.4.14.3 hoặc 20.4.14.4 được đáp ứng, hàng hóa hỗn hợp sẽ được bảo vệ dựa theo các yêu cầu cho Phân lớp hàng hóa bậc cao nhất và cách sắp xếp hàng hóa.
20.4.14.3 Các cấp bảo vệ hàng hóa mức thấp hơn sẽ được áp dụng cho hàng hóa nếu hàng hóa thỏa tất cả các quy định sau:
(1) Hàng hóa các Phân lớp cao hơn (theo mô tả 20.4.1 đến 20.4.7) có số lượng 10 pallet trở xuống và chứa trong khu vực không quá 40000ft2 (3720m2)
(2) Hàng hóa (có mức nguy cơ cao hơn) được sắp xếp phân tán, không có khối nào kề nhau.
(3) Với hệ thống chữa cháy gắn trần cho hàng hóa Phân lớp I hoặc II, số pallet cho phép chứa hàng hóa Phân lớp IV hoặc nhựa Phân nhóm A giảm 5 đơn vị.
20.4.14.4 Phân loại đối với hàng hóa hỗn hợp. Khu vực có chứa hàng hóa nguy cơ cao hơn (được giới hạn chỉ định trong 1 vùng nhỏ) có thể được bảo vệ với cấp độ của hàng hóa phân mức thấp hơn và khu vực chứa hàng hóa mức nguy cơ cao hơn đó phải tuân thủ theo quy định của Tiêu chuẩn này.

>>> >>> Xem thêm: Hệ Thống Sprinkler (P2)

20.5 Cách sắp xếp hàng hóa.

20.5.1 Các cách sắp xếp hàng hóa được mô tả trong phần này sẽ được sử dụng để lựa chọn tiêu chuẩn bảo vệ thích hợp trong các Chương 21 đến 25.
20.5.1.1 Các cách sắp xếp không đề cập trong Tài liệu này sẽ được xem xét trong các tài liệu khác.
20.5.2 Kệ hàng di động. Hàng hóa lưu trữ trên kệ di động sẽ được bảo vệ cùng cách thức như đối với kệ hàng nhiều dãy.
20.5.3 Lưu trữ bằng kệ hàng.
20.5.3.1 Giá kệ hàng
20.5.3.1.1 giá kệ hàng có diện tích hở ít hơn 50%, hoặc vị trí của các khối hàng chắn các khoảng hở (mà nếu không bị chặn sẽ đóng vai trò là không gian thoát hơi) có diện tích lớn hơn 20 ft2 (1,9 m2) sẽ được xem là giá kệ hàng đặc.
20.5.3.1.2 Khi kệ hàng nhiều dãy (không kể chiều cao bao nhiêu) không có khe hở dọc kệ hoặc kệ đôi chiều cao đến 25ft (7,6m) không có khe hở dọc kệ, thì giá kệ hàng sẽ không được xem là giá kệ hàng đặc nếu tối đa 5ft (1.5m) có 1 khe hở ngang, và sẽ không yêu cầu cần phải có đầu phun kệ hàng theo mục 25.6.3.1 và 25.6.3.2.
20.5.3.2 Hành lang.
20.5.3.2. Hành lang (đề cập ở các Chương 21 đến Chương 25) sẽ không bị chắn hay cản trở trừ khi có hướng dẫn cho phép.
20.5.3.3 Khe hở. 
20.5.3.3.1 Khe hở dọc
20.5.3.3.1.1 Trường hợp hàng hóa Phân lớp I đến IV chứa trên kệ đôi và kệ nhiều dãy mở và chiều cao ≤25ft (7,6m), sẽ không yêu cầu khe hở dọc. (xem phần C.13)
20.5.3.3.1.2 Trường hợp hàng hóa Phân lớp I-IV và nhựa Nhóm A, chiều cao hàng >25ft (7,6m) và chứa trên kệ đôi, sẽ yêu cầu có khe hở dọc 6in (152,4mm).
20.5.3.3.2 Khe hở ngang
20.5.3.3.2.1 Hàng hóa trên kệ đơn, kệ đôi, kệ nhiều dãy cần có khe hở ngang 6 inch (150mm) giữa khối hàng và khung đứng của kệ.
20.5.3.3.2.2 Độ rộng khe hở và sự sắp xếp theo phương đứng có thể tùy chỉnh.
20.5.4 Lốp cao su.
20.5.4.1 Nguồn cấp nước. Nguồn cấp nước tổng phải đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng và thời gian cấp nước cho hệ thống sprinklers, cuộn vòi phun chữa cháy, hệ thống bọt chữa cháy (nếu có). Lưu lượng và thời gian duy trì được quy định trong Bảng 20.12.2.6.
20.5.5 Giấy cuộn.
20.5.5.1* Tiêu chuẩn bảo vệ cho lưu trữ giấy cuộn.
20.5.5.2 Hệ thống sprinkler ướt sẽ được sử dụng trong khu vực hàng giấy lụa.
20.5.5.2.1 Nguồn cấp nước phải được thiết kế đảm bảo cho hệ thống chữa cháy tự động sprinkler, hệ thống vòi phun chữa cháy và hệ thống foam giãn nở cao (nếu có), lưu lượng và thời gian duy trì theo Bảng 20.12.2.6
20.5.5.3 Bảo vệ giấy nặng và giấy nặng trung bình sắp xếp theo phương ngang sẽ theo cách như bảo vệ mảng kín.
20.5.5.4 Giấy nặng trung bình sẽ được bảo vệ như giấy nặng nếu được quấn hoàn toàn và cả 2 đầu hoặc bọc 2 đầu bằng các đai thép. Vật liệu bọc quấn phải là 1 lớp giấy nặng với trọng lượng cơ sở 40lb (18.1kg) hoặc 2 lớp giấy nặng với trọng lượng <40lb (18.1kg).
20.5.5.5 Giấy nhẹ, giấy lụa sẽ được bảo vệ như đối với giấy trung bình nếu được bọc quấn hoàn toàn và bọc cả 2 đầu hoặc bọc 2 đầu bằng các đai thép. Vật liệu bọc quấn phải là 1 lớp giấy nặng với trọng lượng cơ sở 40lb (18.1kg) hoặc 2 lớp giấy nặng với trọng lượng <40lb (18.1kg).
20.5.5.6 Khi thiết kế hệ thống chữa cháy sprinkler, giấy nhẹ sẽ được bảo vệ theo mức đối với giấy lụa.
20.5.6 Linh kiện nhựa ô tô. Linh kiện ô tô bằng nhựa Nhóm A và vật liệu đóng gói (gồm tấm lót bằng nhựa xốp Nhóm A), bảng điều khiển, cản xe bằng nhựa, sẽ được bảo vệ theo quy định trong Chương 23.
20.5.6.1 Linh kiện ô tô đề cập trong phần này sẽ không bao gồm túi khí, lốp xe, và ghế ngồi trên kệ di động.
>>> Xem thêm: Một số ký hiệu tiêu chuẩn đầu phun Sprinkler Tyco
20.6 Kết cấu công trình và lưu trữ: chiều cao và khoảng cách.
20.6.1 Trần nghiêng. Tiêu chuẩn hệ thống đầu phun chữa cháy mô tả trong Chương 20 đến 25 sẽ được áp dụng cho các công trình với trần có độ nghiêng không quá 2in 12 (16,7%), trừ các trường hợp quy định riêng sẽ được mô tả cụ thể.
20.6.2 Chiều cao tòa nhà và chiều cao hàng hóa.
20.6.2.1 Chiều cao tối đa của nhà kho được đo đến mặt dưới của sàn mái hoặc trần kho hoặc dựa theo mô tả của mục 20.6.2.4.1 đến 20.6.2.4.2.
20.6.2.2 Đối với mái nhà bằng tôn dập sóng, chiều sâu rãnh nhỏ hơn 3in (75mm), chiều cao trần tối đa được đo từ sàn nền đến mặt dưới của mái.
20.6.2.3 Với trần tôn dập sóng có độ sâu rãnh lớn hơn 3in (75mm), chiều cao trần tối đa sẽ được đo đến điểm cao nhất của mái.
20.6.2.4 Đối với loại trần có lớp cách nhiệt, chiều cao tối đa của mái được đo đến phần dưới của lớp cách nhiệt và dựa theo mục 20.6.2.4.1 hoặc 20.6.2.4.2.
20.6.2.4.1 Với lớp cách nhiệt lắp song song với trần, chiều cao tối đa của trần được đo đến mặt dưới của lớp cách nhiệt.
20.6.2.4.2 Với trường hợp lớp cách nhiệt lắp đặt uốn cong hoặc võng, chiều cao trần được đo đến khoảng giữa của mức cao nhất và thấp nhất của lớp cách nhiệt. Nếu lớp cách nhiệt có độ uốn cong hoặc võng vượt quá 6in (150mm), độ cao tối đa của trần sẽ được tính đến điểm cao của lớp cách nhiệt. 
20.6.2.5 Trường hợp chiều cao 1 gian, khoang thay đổi, các đầu phun phải có khả năng bảo vệ cả gian thấp hơn.
20.6.2.5.1 Trường hợp không có bộ phận chắn nhiệt, chắn khói như mục 20.10.1(2) hay 20.10.1(3), tiêu chuẩn đầu phun 15ft (4,6m) về chu vi của khu vực trần thấp sẽ giống như đầu phun cho trần cao.
20.6.2.6 Đầu phun ESFR chỉ được sử dụng trong công trình có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng chiều cao quy định cho loại đầu phun đấy.
20.6.3 Chiều cao lưu trữ hàng hóa.
20.6.3.1 Thiết kế hệ thống đầu phun sẽ dựa trên chiều cao hàng hóa lưu trữ thường xuyên, định kỳ và trường hợp yêu cầu lượng nước nhiều nhất.
20.6.3.2 Trường hợp hàng hóa đặt phía trên cửa, chiều cao hàng hóa sẽ được tính từ đế của hàng hóa trên cửa.
20.6.4 Khoảng hở đến trần.
20.6.4.1 Khoảng trống đến trần sẽ được dựa theo quy định mục 20.6.4.1.1 đến 20.6.4.1.3.
20.6.4.1.1 Trường hợp mái tôn dập sóng có độ sâu rãnh ≤3in (75mm), khoảng hở đến trần sẽ được đo từ đỉnh của hàng hóa đến phần dưới của trần mái tôn.
20.6.4.1.2 Trường hợp mái tôn dập sóng có độ sâu rãnh lớn hơn 3in (75mm), khoảng hở đến trần sẽ được đo đến điểm cao nhất của của mái tôn.
20.6.4.1.3 Trường hợp trần cơ lớp cách nhiệt gắn liền phía dưới trần, khoảng hở đến trần sẽ được tính từ đỉnh cao nhất của hàng hóa đến phần dưới của lớp cách nhiệt và dựa theo quy định của mục 20.6.4.1.3(A) hay 20.6.4.1.3(B).
(A) Trường hợp lớp cách nhiệt được gắn liền phía dưới và song song với trần, khoảng hở đến trần sẽ được tính từ đỉnh cao nhất của hàng hóa đến mặt dưới của lớp cách nhiệt.
(B) Trường hợp lớp cách nhiệt được lắp uống cong hoặc võng xuống, khoảng hở đến trần sẽ được tính từ đỉnh cao nhất của hàng hóa đến điểm giữa điểm cao và thấp nhất của lớp cách nhiệt. Nếu đoạn cong, đoạn võng có chênh lệch độ cao vượt quá 6in (150mm), khoảng hở đến trần sẽ được tính đến điểm cao của lớp cách nhiệt.
20.6.4.2 Trường hợp Tiêu chuẩn CMDA, khi khoảng hở đến trần vượt quá các quy định trong Bảng 20.6.4.2, những yêu cầu của Bảng 20.6.4.3 và Bảng 20.6.4.4 sẽ được áp dụng.
Bảng 20.6.4.2 Khoảng hở từ hàng hóa đến trần nhà tối đo đối với Tiêu chuẩn bảo vê bằng CMDA

NFPA 13: Các yêu cầu chung về lưu trữ hàng hóa

Bảng 5: Bảng 20.6.4.3 Hàng hóa phân lớp I-IV

NFPA 13: Các yêu cầu chung về lưu trữ hàng hóa

Bảng 20.6.4.4 Hàng hóa lốp cao su

NFPA 13: Các yêu cầu chung về lưu trữ hàng hóa

>>> Xem thêm: NFPA 13 - Các yêu cầu chung về lưu trữ hàng hóa (P2)

Mua đầu phun Sprinkler chất lượng ở đâu?

An Bình là đơn vị Nhập khẩu & phân phối đầu phun Sprinkler uy tín số 1 tại Việt Nam. Với hơn 14 năm kinh nghiệm nhập khẩu và phân phối thiết bị PCCC & BHLĐ, chúng tôi cam kết mọi thiết bị đầu phun Sprinkler được phân phối bởi An Bình đều là hàng chính hãng, đạt chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy. Mua sản phẩm do An Bình cung cấp, bạn sẽ có được sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu và được trải nghiệm chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình.

Hotline: 0903.235.627 Gọi để được tư vấn miễn phí và mua hàng bạn nhé.

zalo-img.png